Hotline
0908945583

Chi tiết tin tức - sự kiện

Ngành logistics Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong năm 2018

Đăng lúc: 09-08-2018 - Đã xem: 805

Theo Tạp chí Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, kéo dài từ nhiều năm nay vẫn chưa giải quyết được. Ví dụ như công tác quy hoạch giữa các ngành liên quan vẫn còn chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực.

Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng được yêu cầu; đặc biệt là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chưa cao so với doanh nghiệp các nước trong khu vực và thế giới…

Ngành logistics Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong năm 2018. (ẢNh minh họa)

Trước đó, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đưa ra một con số khiến cả hội trường “giật mình”. Đó là chi phí không chính thức mà các chủ hàng xuất khẩu của Việt Nam phải gánh chịu có thể lên tới 250 triệu USD vào năm 2020. Con số này được tính toán dựa trên chi để làm thủ tục hải quan nhanh chóng và chi bồi dưỡng chặng vận tải nội địa.

Bên cạnh đó, chi phí vận tải cao cũng là một yếu tố tác động đến chi phí logistics trong nước. Chi phí này đang chiếm 30%-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác. Điều này làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một chi phí khác mà theo đánh giá của Chủ tịch VLA là rất lãng phí, đó là chi phí kiểm tra liên ngành. Mỗi năm, doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa. Trong đó, tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra 2-3 lần chiếm đến 58%.

Trước đó, trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội trên nghị trường Quốc hội ngày 01/11/2017, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình (TP. Hà Nội) cũng cho biết, tổng giá trị logistics chiếm 21%-25% GDP, tỷ trọng lớn nhất so với các ngành khác, nhưng thực tế chỉ 2%-3% đóng góp vào GDP, vì chủ yếu những doanh nghiệp logistic ở Việt Nam là của chủ đầu tư nước ngoài.

Tại nước ngoài, chính phủ các nước tiến hành giảm thiểu chi phí để tăng cạnh tranh trong ngành logistics. Trong khi ở Việt Nam, dù có nhiều cảng biển nước sâu và sân bay trung chuyển thuận lợi, nhưng năng lực vận tải biển còn yếu kém, dẫn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải thuê ngoài để vận chuyển. Như vậy, các doanh nghiệp vừa phải chịu phí trung chuyển, vừa phải trả phí vận tải quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Quốc Bình cho biết, đa phần doanh nghiệp logistics của Việt Nam chỉ đảm nhận vai trò vệ tinh của doanh nghiệp nước ngoài, khi thị trường logistic nội địa phát triển theo hướng tự phát, không có bài bản. Cùng với đó, hệ thống giao thông như đường sắt 2 chiều vẫn chưa phát triển, ảnh hưởng tới vận chuyển và tiếp cận tới các vùng và cảng biển.

Theo TTXVN, thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động; trong đó, 80% là các doanh nghiệp logistics nội địa nhưng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam. 80% thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài.

Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt từ 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng đạt 15 - 20%. Tuy nhiên, lĩnh vực này dường như vẫn còn bỏ ngỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, các dịch vụ gom hàng, khai thác kho bãi đến việc xây dựng các chuỗi cung ứng…

Nhiều tập đoàn logistics hùng mạnh trên thế giới đã và đang từng bước xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường nước ta như Tập đoàn APL, OOCL, Mitsui OSK Line, Maerks Logistics, NYK Logistics…cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ từ vận tải quốc tế đến vận tải nội địa mà còn có mạng lưới quốc tế rộng, tài chính mạnh và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ trong chuỗi các hoạt động nói trên, hoặc chỉ là nhà thầu phụ cho các nhà đầu tư logistics nước ngoài. Việc thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển bền vững của doanh nghiệp logistics nội địa.

Theo TS. Nhan Cẩm Trí, bên cạnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tập đoàn logistics đa quốc gia đang đổ bộ vào thị trường Việt Nam, các công ty logistics Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Đó là hoạt động logistics luôn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu mà tiềm năng về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam là rất lớn. Ngoài ra, triển vọng phát triển ngành kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam cũng là cơ hội lớn cho dịch vụ logistics phát triển…

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia – Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra 4 đề xuất được xem là cần ưu tiên để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Đó là: Tăng cường kết nối; Tăng cường tạo thuận lợi thương mại; Tăng cường sự phối hợp, cộng tác liên ngành với doanh nghiệp; Theo dõi và đo lường tiến độ cải cách.

Còn theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình, dù trước đó, Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Quốc Bình vẫn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao và phát triển ngành logistics đầy tiềm năng.

Đầu tiên, cần xác nhận logistics là ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm và tiến hành quản lý tập trung logistics như các quốc gia khác bằng cách giao cho một ban ngành.

Thứ hai, phải quan niệm logistics là bài toán vĩ mô chứ không chỉ là bài toán địa phương. Một vấn đề cần giải quyết tiếp theo đó là xây dựng đồi tàu viễn dương để giành lại vị trí của Việt Nam trong khu vực, giảm chi phí các doanh nghiệp phải chi để thuê đội tàu nước ngoài.

Cuối cùng là xây dựng đường cao tốc Bắc Nam để hộ trợ việc trung chuyển, vận chuyển tới các vùng và cảng. Đồng thời phát triển logistics tại các vùng từ đó hình thành logistics tập trung quốc tế.

Minh Tuấn (t/h)

Các bài viết khác

Doanh nghiệp gỗ giải pháp thích ứng với chi phí logistics tăng cao
Doanh nghiệp gỗ giải pháp thích ứng với chi phí...
Đăng lúc: 22-04-2022 , Đã xem: 297

Doanh nghiệp gỗ tìm giải pháp thích ứng với chi phí logistics tăng cao

FCL, LCL là gì và sự khác biệt của chúng?
FCL, LCL là gì và sự khác biệt của chúng?
Đăng lúc: 10-08-2018 , Đã xem: 935

Hàng FCL, LCL là gì?” Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, có lẽ cũng nên...

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Đăng lúc: 10-08-2018 , Đã xem: 1058

Bạn muốn tìm hiểu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không như thế nào. Bài viết này sẽ giúp bạn. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, ưu và nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng đường...

Cơ hội và thách thức với logistics Việt Nam khi gia nhập TPP
Cơ hội và thách thức với logistics Việt Nam khi gia...
Đăng lúc: 13-06-2016 , Đã xem: 1703

(ĐCSVN) - Việt Nam đã hoàn tất đàm phán và ký kết một loạt các hiệp định quan trọng trong năm 2015, mà nổi bật là ký kết thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và kết thúc đàm phán Hiệp định...

GỬI HÀNG ĐI CÁC QUỐC GIA KHÁC
GỬI HÀNG ĐI CÁC QUỐC GIA KHÁC
Đăng lúc: 25-11-2014 , Đã xem: 1263

INT LOGISTICS là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh trong nước và là đại lý thu gom cho các hãng chuyển phát nhanh quốc tế hàng đầu theo phương thức “Door to Door” tại Việt Nam như: DHL,...